Tạo sự cân bằng cho các DN dệt may

Tạo sự cân bằng cho các DN dệt may

Cụ thể là điều chỉnh các quy định pháp lý nhằm hạn chế sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp. Hình thành khung pháp lý chung cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Điều đó có nghĩa là mọi doanh nghiệp dệt may thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng trong mọi hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, tình trạng độc quyền và đặc quyền trong một số doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn tồn tại và điều đáng chú ý là phần nhiều do những ưu đãi từ phía Nhà nước chứ không phải từ kết quả của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. (Ví dụ: về việc phân bổ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ).

Cổ phần hóa các doanh nghiệp dệt may Nhà nước:Sắp xếp lại cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước theo hướng chủ yếu duy trì những doanh nghiệp quan trọng có vị trí then chốt làm hạt nhân đảm bảo cho sự phát triển của ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp dệt may Nhà nước còn lại nên cổ phần hóa, cho thuê, rao bán, khoán,…

Di chuyển các doanh nghiệp dệt may trong Thành phố ra các khu công nghiệp, các vùng ngoại ô Tp. Hồ Chí Minh.Khi di chuyển các doanh nghiệp dệt may trong Thành phố ra ngoại ô sẽgiải quyết được ba vấn đề lớn: Thứ nhất, giảm bớt tình trạng ô nhiễm do các doanh nghiệp dệt may trongThành phố gây ra.Thứ hai, 70% lao động làm việc trong các doanh nghiệp dệt may Thành phốlà lao động tỉnh. Chuyển các doanh nghiệp ra ngoại ô đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề ách tắc giao thông do ảnh hưởng của các phương tiện giao thông và lao động làm việc tại các doanh nghiệp khi tan ca.

Thứ ba, thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp phục vụ chiến lược phát triển ngành dệt may.

Likes:
0 0
Views:
229
Article Categories:
Kinh tế

Comments are closed.