Chứng quyền là gì? Những kiến thức cơ bản về chứng quyền nhà đầu tư cần biết

Thị trường chứng khoán ngày càng sôi động và thu hút rất nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam. Từ đó, ngoài một số loại hình phổ biến nhất như cổ phiếu hay trái phiếu thì chứng quyền cũng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Vậy chứng quyền là gì? Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về chứng quyền mà nhà đầu tư cần biết.

Chứng quyền là gì?

Tên tiếng Anh của chứng quyền là Stock Warrant. Đây là một loại hình chứng khoán được phát hành bởi các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất. Mục đích chính của việc nắm giữ chứng quyền đó là cho phép người sở hữu mua cổ phần trong doanh nghiệp với mức giá xác định trước, không phụ thuộc vào bất kỳ thay đổi nào trên thị trường hoặc giá trị, biến động của công ty.

Chủ sở hữu sẽ nhận được khoản chênh lệch giữa giá chứng khoán hiện tại và giá chứng khoán được chỉ định tại một thời điểm xác định trước trong tương lai (ngày đáo hạn). Các sản phẩm chứng quyền sẽ được tạo ra gắn liền với một mã chứng khoán cơ sở, xác định lãi và lỗ khi đến ngày đáo hạn dựa trên biến động giá. 

Khái niệm chứng quyền là gì?

Những kiến thức cơ bản về chứng quyền

Chứng quyền được niêm yết như một loại cổ phiếu phổ thông, tính thanh khoản được đảm bảo bởi công ty phát hành (đơn vị được Ủy ban Chứng khoán cấp phép hoạt động). Hiện tại có hai loại sản phẩm chứng quyền:

Chứng quyền mua – Chứng quyền cho phép nhà đầu tư mua một số lượng nhất định của chứng khoán cơ sở hoặc nhận được sự chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở khi đến ngày đáo hạn cao hơn giá định trước.

Chứng quyền bán – Chứng quyền cho phép nhà đầu tư bán một số lượng nhất định chứng khoán cơ sở ở mức giá hiện tại hoặc nhận khoản chênh lệch vào ngày đáo hạn nếu nó giảm xuống dưới mức giá định trước. 

Những kiến thức cơ bản về chứng quyền

Những kiến thức cơ bản về chứng quyền

Các thông tin cơ bản cần được ghi nhớ:

  • Tài sản cơ sở: Không giống như thời kỳ đầu, chỉ những cổ phiếu được lựa chọn mới là tài sản cơ sở. Hiện tại, chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là cổ phiếu riêng lẻ, chứng chỉ quỹ ETF hoặc chỉ số chứng khoán.
  • Giá chứng quyền: Chi phí nhà đầu tư phải trả để sở hữu chứng quyền. Giá sẽ do đơn vị phát hành công bố.
  • Giá thực hiện: Giá mà nhà đầu tư thực hiện quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở vào ngày đáo hạn.
  • Tỷ lệ chuyển đổi 4: 1: Nhà đầu tư phải sở hữu 4 chứng quyền để mua một chứng quyền cơ sở có cùng mã. 
  • Thời hạn chứng quyền: Thời hạn lưu hành của chứng quyền do công ty chứng khoán quy định. Chứng quyền có thời hạn tối thiểu là 3 tháng và thời hạn tối đa là 24 tháng.
  • Ngày giao dịch cuối cùng: Ngày được xác định 2 ngày trước khi hết hạn, tương ứng với ngày cuối cùng mà chứng quyền có thể được giao dịch. Nếu một chứng quyền bị hủy niêm yết, ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền sẽ trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở.
  • Ngày đáo hạn: Ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền có thể thực hiện giao dịch chứng quyền.
  • Phương thức thanh toán khi thực hiện giao dịch chứng quyền: Tiền mặt – khoản chênh lệch khi giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện.

Các thông tin cơ bản về chứng quyền

Các thông tin cơ bản về chứng quyền

Các trạng thái của chứng quyền

Các trạng thái của chứng quyền mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi tham gia đầu tư:

  • Trạng thái lãi: Khi giá đáo hạn của chứng khoán cơ bản cao hơn giá thực hiện và phí chứng quyền (theo quy định của sàn giao dịch). Tại thời điểm này, sàn giao dịch sẽ tiếp tục trả cho các nhà đầu tư lãi suất tương đương với sự chênh lệch về giá của chứng khoán cơ sở.
  • Trạng thái hòa vốn: Khi chứng khoán cơ sở đáo hạn bằng giá thực hiện và phí của chứng quyền. Lúc này, nhà đầu tư sẽ được  thu hồi phí mua chứng quyền ban đầu từ sàn giao dịch.
  • Trạng thái lỗ một phần: Giá thực hiện] <[Giá chứng khoán cơ bản khi đáo hạn] <[Giá thực hiện Phí chứng quyền]. Nhà đầu tư nhận được phần còn lại của phí chứng quyền ban đầu trừ đi khoản lỗ.
  • Trạng thái lỗ toàn bộ: [Giá của chứng khoán cơ sở khi hết hạn] <=[giá thực hiện. Lúc này, nhà đầu tư sẽ mất tất cả và không nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào từ sàn giao dịch. 

Các lưu ý quan trọng khi xác định trạng thái chứng quyền:

  • Trạng thái lãi hoặc lỗ khi nhà đầu tư thực hiện việc mua/bán trước ngày đáo hạn sẽ được tính như chứng quyền cơ sở.
  • Nhà đầu tư cần theo dõi và mua/bán chứng quyền theo đúng bảng giá mà sàn giao dịch đã quy định.

Các trạng thái của chứng quyền

Các trạng thái của chứng quyền

Xem thêm: Mở tài khoản chứng khoán HSC dễ dàng tại đây

Kết luận

Như vậy qua bài viết trên bạn đã nắm rõ được kiến thức cơ bản về chứng quyền là gì. Đây là một kênh đầu tư khá hấp dẫn mà nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm hiểu và tham gia để kiếm được lợi nhuận.

Likes:
0 0
Views:
228
Article Categories:
Chứng khoán

Comments are closed.