Quy trình nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp

Để doanh nghiệp có thể vươn xa và đi một cách bền vững, doanh nghiệp cần phải cẩn thận, chắc chắn trong từng bước đi, nhất là những bước ban đầu thực hiện kế hoạch,nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp rất quan trọng và cần thiết. Do đó, việc thiết lập một quy trình nghiên cứu thị trường hiệu quả sẽ tránh được các tốn kém không cần thiết và tiết kiệm được thời gian. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua quy trình ấy qua các bước sau đây:

Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về định nghĩa 

Nghiên cứu thị trường là gì?

Là một quá trình thu thập, xử lý, phân tích rất nhiều dữ liệu, thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu nhằm giúp doanh nghiệp lên chiến lược tốt hơn. Ngoài ra, góp phần nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi. Việc khảo sát này giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, thấu hiểu tâm tư họ cần gì, muốn gì để giảm thiểu rủi ro, thiệt hại cho doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: 10 lý do cần tìm hiểu thị trường

Vì sao doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường?

Các bước khảo sát thị trường hiệu quả cho doanh nghiệp

Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu gồm có khách hàng tiềm năng có tính gắn kết cao với doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc thuyết phục sử dụng sản phẩm. Doanh nghiệp chỉ cần tăng độ nhận diện thương hiệu với nhóm khách này, như vậy là đã thành công. 

Bước 2: Xây dựng chân dung khách hàng

Chân dung khách hàng gồm một số thông tin quan trọng như nhân khẩu học, sở thích, tuổi tác, giới tính quyết định yếu tố mua hàng của đối tượng. Chân dung khách hàng có ý nghĩa với vòng đời marketing. Một số yếu tố khác có thể kể đến như địa điểm, chức năng chuyên môn, mức thu nhập.

Chân dung khách hàng gồm những gì?

Chân dung khách hàng gồm những gì?

Bước 3: Xác định đối tượng khách hàng cần nghiên cứu

Doanh nghiệp cần phải tập hợp nhóm khách hàng phù hợp với chân dung khách hàng đã được xác định: tính cách, sở thích, thói quen mua sắm. Doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp như sau:

– Tận dụng nhóm khách vừa mua hàng.

– Nhóm khách hàng có thiện chí tham gia trải nghiệm sản phẩm.

– Tìm ngẫu nhiên thông qua các khảo sát trên mạng

– Khảo sát qua điện thoại theo danh sách khách hàng có sẵn.

– Tiếp cận một nhóm khách hàng thường xuyên tương tác với doanh nghiệp trên mạng xã hội.

– Tận dụng mối quan hệ cá nhân.

Bước 4: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Để phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần tìm hiểu những yếu tố chính như

– Bức tranh tổng quan về đối thủ

– Đối thủ cung cấp sản phẩm, dịch vụ của gì

– Các kênh truyền thông của đối thủ

– Khách hàng của đối thủ có đặc điểm như thế nào

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình SWOT để nghiên cứu đối thủ. Từ việc xác định được điểm mạnh, yếu của đối phương, doanh nghiệp đưa ra những cơ hội, rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ.

Bước 5: Xác định phương pháp nghiên cứu

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp

Một số phương pháp nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp phổ biến 

– Điều tra, khảo sát: Bảng câu hỏi là công cụ để thực hiện nghiên cứu này. Quy mô càng lớn thì kết quả thu được càng chất lượng

– Phỏng vấn nhóm: Doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các nhóm người tiêu dùng để phỏng vấn dựa theo bảng câu hỏi được soạn sẵn

– Phỏng vấn cá nhân: Người phỏng vấn cần có kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng dẫn dắt để tạo thiện cảm với khách hàng.

Bước 6: Xây dựng bảng câu hỏi 

Doanh nghiệp nên:

– Nên đặt các câu hỏi mở

– Chia bố cục các phần 

– Phân mục rõ ràng cấu trúc bài khảo sát 

Bước 7: Tổng kết dữ liệu

Khi báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần tổng kết những thông tin quan trọng như:

– Tổng quan: Mục đích, lý do mà doanh nghiệp cần thu thập thông tin nghiên cứu

– Đối tượng tham gia: Đối tượng tham gia bài khảo sát là ai, số lượng mẫu nghiên cứu. Hình thức và thời gian nghiên cứu.

– Kết quả phân tích dữ liệu: Thông qua số liệu thu thập, doanh nghiệp cần dùng các công cụ nào để phân tích dữ liệu. Ý nghĩa của những dữ liệu này là gì, áp dụng được gì trong thực tế.

– Nhận diện vấn đề: Thông qua những thông tin đã phân tích, nhận diện những vấn đề mà doanh nghiệp nhận thấy là quan trọng.

– Kết luận và đề ra phương hướng giải quyết.

Tạm kết

Mong rằng với những chia sẻ hữu ích về nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp vừa rồi có thể giúp cho doanh nghiệp có nhiều góc nhìn hơn và thu nhặt được nhiều kinh nghiệm hơn. Mến chúc doanh nghiệp ngày càng phát triển và thuận buồm xuôi gió!

Likes:
0 0
Views:
308
Article Categories:
Marketing

Comments are closed.