Ngày nay đi kèm với sự phát triển không ngừng của thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán tại Việt Nam cũng có sự tăng trưởng bất ngờ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 đã có 482.800 tài khoản chứng khoán được mở mới, gấp 3,7 lần cùng kỳ năm 2020. Được ước tính, mỗi ngày có gần 2.700 tài khoản được mở mới. Đóng cửa phiên giao dịch 29.6, VN-Index đạt mức đỉnh lịch sử mới là 1.410,04 điểm, tăng hơn 27,7% so với cuối năm 2020 và HNX-Index đạt 323,79 điểm tăng vượt hơn gấp 3 lần so với giai đoạn cuối năm 2020.
Chính vì sự thăng hoa của thị trường đã mở ra rất nhiều cơ hội không chỉ cho các công ty chứng khoán mà cho cả những nhà đầu tư mới. Vì vậy, việc nắm vững những kiến thức cơ bản về chứng khoán để thực hiện đầu tư là thật sự cần thiết. Bên dưới là một vài kiến thức cơ bản về chứng khoán dành cho nhà đầu tư.
Đầu tư chứng khoán hiệu quả
Khung giờ giao dịch chứng khoán
Trên cả 3 sàn HOSE, HNX, UPCOM đều thực hiện giao dịch từ 9h – 11h30 và 13h – 15h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định Nhà nước. Nhà đầu tư cần nhớ rõ những khung giờ này để thực hiện đầu tư một cách hiệu quả.
Đọc bảng giá chứng khoán
Bảng giá chứng khoán thể hiện diễn biến giao dịch trên thị trường cũng như tình trạng giao dịch của tất cả các mã cổ phiếu trong phiên gồm:
- Các bước giá
- Giá giao dịch gần nhất
- Tổng khối lượng giao dịch
- Giá cao nhất và thấp nhất trong phiên
…
Ngoài ra nhà đầu tư cần phải biết về các màu đặc trưng trong bảng giá:
- Giá màu xanh: thể hiện giá tăng so với giá tham chiếu
- Giá màu đỏ: thể hiện giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn
- Giá màu vàng: thể hiện giá bằng giá tham chiếu
Bảng giá chứng khoán – hình ảnh minh họa
Như đã nói trên, bảng giá chứng khoán là hình thức thể hiện giá cả và tình hình mua bán trên thị trường chứng khoán, giúp cho người xem dễ dàng theo dõi các mã cổ phiếu trong phiên giao dịch. Ở bảng giá chứng khoán sẽ hiện lên những cột như:
- Cột thứ nhất – mã chứng khoán: tất cả các công ty, doanh nghiệp khi tham gia vào sàn giao dịch mua bán chứng khoán đều có các mã chứng khoán quy định được sở cấp.
- Cột thứ 2 – tham chiếu: đây là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất của các công ty chứng khoán. Và giá tham chiếu này được lấy để làm cơ sở để tính giá trần cũng như giá sàn của phiên giao dịch tiếp theo.
- Cột thứ 3 – giá trần: được hiểu là mức giá cao nhất mà bạn có thể tham gia hoặc bán trong phiên giao dịch đó và được thể hiện bằng màu tím
- Cột thứ 4 – giá sàn: ngược lại với giá trần thì giá sàn là mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch mà bạn có thể mua hoặc bán, được thể hiện bằng màu xanh dương.
- Bên mua: gồm 6 cột gồm giá 1, giá 2, giá 3 và KL1, KL2, KL3 đây là những cột biểu thị giá và khớp lệnh có thể mua và luôn ưu tiên cho giá 1 và KL1 sau đó mới đến giá 2 và KL2 cuối cùng là giá 3 KL3.
Cách mua bán, giao dịch chứng khoán
Hiện nay có 2 cách đặt lệnh mua bán chứng khoán phổ biến bao gồm:
- Tự đặt lệnh thông qua phần mềm giao dịch
- Đặt lệnh thông qua môi giới
Và để có thể đặt lệnh, bạn phải có một tài khoản chứng khoán tại một bên công ty chứng khoán bất kỳ. Sau khi đã có tài khoản chứng khoán, bạn có thể tiến hành mua bán các mã đang giao dịch trên sàn chứng khoán mà không phân biệt tài khoản được mở tại công ty nào.
Giao dịch chứng khoán dành cho người mới
>>> Xem thêm: Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu
Bên trên là một vài kiến thức về chứng khoán cơ bản dành cho các nhà đầu tư mới khi tham gia giao dịch cần phải nắm rõ và biết được để đầu tư đúng và thu được lợi nhuận tốt trên sàn chứng khoán đầy biến động này.