Ngành công nghiệp dệt may của Mỹ có thể chia thành hai thành phần chính: sản xuất bông và may mặc. Đây là ngành sử dụng nhiều lao động nhất ở Mỹ, tuy nhiên từ năm 1970, lực lượng lao động này giảm dần từ chỗ sử dụng 1.4 triệu lao động đến tháng 10/2005, dệt may Hoa Kỳ chỉ còn duy trì được tổng cộng 648.600 việc làm, tập trung phần lớn tại Los Angeles. Nếu như trong giai đoạn 1984-1994, sản lượng ngành dệt Hoa Kỳ tăng 32,3%, may mặc tăng 2.2%, thì trong giai đoạn 1994-2005, cả ngành dệt và may mặc của nước này đều giảm, ngành dệt giảm 22% và may mặc giảm tới 51,7%.
Hiện Hoa Kỳ có khoảng 15,000 công ty sản xuất may mặc, với tổng doanh thu hàng năm 30 tỷ USD. Ngoài tập đoàn VF, levi Strauss và Warnaco, đa số các công ty lớn trong ngành đạt doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ USD. Chỉ có một số nhà máy trong ngành có 500 lao động và doanh thu hàng năm đạt 50 triệu USD, còn lại phần lớn là các nhà máy dưới 50 lao động và doanh thu hàng năm dưới 5 triệu USD.
Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các nước như Trung Quốc, các nước ASEAN, Ấn Độ, Pakistan,… có lợi thế về nhân công rẻ và các nước Bắc Mỹ vốn có lợi thế về địa lý và ưu đãi về thuế quan, các doanh nghiệp Mỹ đã tìm các chuyển dịch ra ngòai bằng các đầu tư vào các nước có nguồn lao động rẻ trong khu vực. Mặt khác, các công ty may mặc lớn chú trọng vào đầu tư chiều sâu, thực hiện ngành hàng may cao cấp, thực hiện chiến lược xuất khẩu vải, nguyên phụ liệu và nhập thành phẩm…
Mức cầu được quyết định chủ yếu bởi thị hiếu người tiêu dùng và chi phí sản xuất cạnh tranh ở Hoa Kỳ và nước ngoài. Lợi nhuận của các công ty nhỏ có thể cạnh tranh hiệu quả với các công ty lớn bằng các chuyên sản xuất một dạng sản phẩm may mặc riêng biệt. Thu nhập bình quân hàng năm của một công nhân đạt khoảng 125.000 USD.
Do kỹ năng và thiết bị cần để sản xuất các loại quần áo khác nhau, các nhà sản xuất chuyên vào một loại sản phẩm. Các phân khúc sản phẩm lớn nhất là quần nam (20% doanh thu ngành), váy và quần nữ (15%), áo trùm đầu của nữ (15%), áo trùm đầu nam (12%), và áo đầm nữ (10%).