KNXK dệt may dự kiến cho giai đoạn 2006

Thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng này cần hướng tới vẫn là các nước phát triển có sức mua lớn như Hoa Kỳ, EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các thị trường nhỏ lẻ nhưng đóng vai trò là trung tâm mua sắm của các khu vực như Hồng Kông, Singapore, Thụy Sĩ, Anh… Các thị trường mục tiêu được lựa chọn dựa trên cơ sở sau đây:

Hoa Kỳ: Nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khỏang 78 tỷ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 3,3% kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên gần 5% (đạt kim ngạch trên 1,5 tỷ USD).

EU: Nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khỏang trên 168 tỷ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào EU chỉ chiếm 0.5% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên gần 5%(đạt kim ngạch trên 1, 5 tỷ USD).

Nhật Bản: Nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khỏan 20 tỷ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào Nhật Bản chỉ chiếm 2,8% kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên trên 5% (đạt kim ngạch khỏang 1 tỷ USD).

Năm 2005, tại TP.Hồ Chí Minh có hơn 10,000 cơ sở sản xuất dệt may lớn nhỏ các loại, trong đó có 1090 doanh nghiệp dệt may có tính chất công nghiệp. Trong đó, có 12 đơn vị nhà nước, 14 đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, 682 đơn vị tư nhân và hơn 9.000 cơ sở sản xuất cá thể

 

Likes:
0 0
Views:
261
Article Categories:
Kinh tế

Comments are closed.