Điều kiện đào tạo công nhân dệt may
Điều kiện cơ sở vật chất: Theo số liệu thống kê của Sở Lao động & Thương binh Xã hội Tp. Hồ Chí Minh toàn Thành phố có gần 100 cơ sở đào tạo công nhân dệt may trên địa bàn. Trong đó chỉ có một số các trường đào tạo của Nhà nước là: Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp II, Trung học Kỹ thuật may và Thời trang II, trường Nghiệp vụ Nam Sài Gòn, trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng, trường Trung học Dạy nghề Phú Lâm là có điều kiện cơ sở vật chất phù hợp cho công tác đào tạo. Đa số còn lại là các trung tâm dạy nghề của các Quận, huyện, các cơ sở dạy nghề tư nhân mới chỉ dừng lại ở phòng học, xưởng thực hành có diện tích rất chật hẹp không thông thoáng, thiếu ánh sáng,…
Điều kiện máy móc thiết bị thực hành:Tất cả các trường, các cơ sở đào tạo đều thiếu thốn về số lượng và chủngloại máy móc thiết bị cho các học viên thực hành. 100% các máy móc thiết bịlạc hậu vào loại bậc nhất của nấc thang công nghệ hiện nay.
Giáo viên giảng dạy: Giáo viên dạy lý thuyết: chỉ có 30% là được đào tạo đúng chuyên ngành,số còn lại là công nhân bậc cao.Giáo viên thực hành: 100% là công nhân bậc cao không có chuyên mônsư phạm.Trình độ chuyên môn của giáo viên tại các trường, trung tâm đào tạo vàcác cơ sở dạy nghề mới ở mức trung bình, khá.
Giáo trình: 100% các cơ sở đào tạo trên địa bàn Thành phố giảng dạy theo giáo trình tự biên soạn nên kiến thức lạc hậu, thiếu cập nhật những tiến bộ kỹ thuật mới của ngành dệt may tạo nên sự không đồng đều về chất lượng giảng dạy. Ở một số các cơ sở tư nhân giáo trình biênsoạn còn quá sơ sài, học viên chủ yếu học thực hành trên các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của cơ sở.