Rủi ro là việc khó tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh dù cho Doanh nghiệp đã chuẩn bị và lên kế hoạch, chiến lược kỹ lưỡng. Không có một tổ chức, công ty nào tự tin 100% rằng mình sẽ không gặp bất kỳ trở ngại nào trong quá trình gầy dựng và phát triển sự nghiệp. Chính vì vậy mà quản trị rủi ro kinh doanh và điều cần thiết và bắt buộc với mọi Doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này!
Quản trị rủi ro trong kinh doanh
Risk management là một chuỗi hoạt động quan trọng trong mỗi Doanh nghiệp cần phải thực hiện để xác định, phân tích và ứng phó với các yếu tố, rủi ro xảy ra bất ngờ. Quản trị rủi ro hiệu quả là cố gắng nắm bắt và kiểm soát tình hình càng nhiều càng tốt, dự đoán các kết quả trong tương lai bằng các kế hoạch chủ động. Điều này sẽ giúp cho Doanh nghiệp giảm thiểu đáng kể các ảnh hưởng xấu mà rủi ro có thể tác động đến chẳng hạn như doanh thu, danh tiếng, nhân sự,…
>>Xem thêm: 9 vấn đề trong quản lý rủi ro kinh doanh
Quản trị rủi ro giúp cho Doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện cách quản lý bộ máy nhân sự và làm cơ sở cho việc bảo toàn và phát triển bền vững các giá trị cốt lõi của công ty. Hiểu đơn giản là giúp các nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng đắn, chính xác, mang lại hiệu quả lâu dài cho tổ chức, giảm tối thiểu các thiệt hại trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp.
Giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của rủi ro mang đến cho Doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần xem xét, dự tính các bối cảnh mà rủi ro có thể xảy ra. Từ đó phân tích các trường hợp và thiết lập nên các phương án xử lý cụ thể.
Ở bước này, Doanh nghiệp sẽ phân tích các ảnh hưởng, hậu quả của rủi ro đó mang đến cho mục tiêu, dự án, chiến lược.
Phân tích rủi ro đã được xác định
Tổ chức cần đánh giá tổng thể qua 2 yếu tố: Mức độ ảnh hưởng đến mục tiêu và khả năng xảy ra của rủi ro đó. Doanh nghiệp cần lập bảng phân chia cấp độ rủi ro để ưu tiên giải quyết từ đó dễ dàng quản lý và phân tích tình hình hơn.
Kế hoạch thực hiện bao gồm xây dựng mục tiêu; phân chia và giao quyền cho các bộ phận thực hiện; xác định giai đoạn để thực hiện và đánh giá; báo cáo tiến trình và kết quả; đánh giá phương pháp giải quyết rủi ro.
Doanh nghiệp cần nhanh nhạy nắm bắt và tiếp nhận thông tin nhanh chóng để kịp thời đưa ra các phương án thích hợp để xử lý. Sau đó giám sát thật kỹ và đánh giá các rủi ro mới có thể xảy ra.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về quản trị rủi ro kinh doanh và quy trình thực hiện quả trị cơ bản để áp dụng vào thực tiễn. Kompa có dịch vụ quản trị danh tiếng thương hiệu trên social media có thể hỗ trợ Doanh nghiệp theo dõi khủng hoảng và xử lý khủng hoảng thương hiệu.
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một…
Trong lĩnh vực marketing, khái niệm "target audience" (đối tượng khách hàng mục tiêu) là…
Trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị, việc hiểu được hành vi của khách…
Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng là một…
Nộp thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mọi doanh nghiệp. Việc…