Rủi ro là một phần của hoạt động kinh doanh và là thứ ta không thể tránh khỏi. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì doanh nghiệp càng phải đối mặt với nhiều thử thách hơn. Vì vậy, quản trị rủi ro kinh doanh luôn là một đề tài được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó nhé.
Quản trị rủi ro là quá trình xác định nguyên nhân, phân loại, phân tích, đánh giá các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra với một doanh nghiệp. Nếu có phương hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cạnh tranh bền vững và ngày càng phát triển.
Coca Cola đang là đế chế nước ngọt lớn mạnh cho tới khi Pepsi ra đời. Do cảm thấy bị đe dọa, Coca Cola đã tạo ra phiên bản New Coke thay thế cho Coke nguyên bản. Thế nhưng, New Coke đã bị người dùng tẩy chay dữ dội do Coca Cola cho khách hàng thử hương vị nhưng lại không công bố thương hiệu, khiến người dùng đánh giá dựa vào cảm nhận thay vì cảm xúc. Thứ hai, người dùng cảm thấy họ ăn theo Pepsi. Họ đã có một cuộc thử nghiệm sai lầm: xem thường thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Đa số, mọi người luôn trung thành với vị nguyên bản vì nó quen thuộc và họ yêu mến Coca Cola. Đây là bài học khắc cốt ghi tâm cho các thương hiệu khác.
Ví dụ về quản trị rủi ro kinh doanh
Quản trị rủi ro có thể mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
Giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược đúng đắn
Dự đoán rủi ro là một cách thức để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của bạn cho phù hợp. Coca Cola là một ví dụ, chỉ vì dự đoán sai mà công ty đã chịu thiệt hại trầm trọng, mất đi một lượng khách hàng đáng kể.
Quản trị rủi ro cần có chiến lược phù hợp
Những người đứng đầu, các nhà lãnh đạo chính là những người chịu trách nhiệm lớn nhất. Họ là “đầu tàu” đóng vai trò dẫn dắt con thuyền doanh nghiệp đi đúng hướng. Do đó, nhà quản trị rủi ro cần có kỹ năng, kiến thức vững chắc để nhận dạng và phòng ngừa rủi ro. Có thể nói, nhà quản trị rủi ro góp phần quyết định thành bại của công ty.
Một số rủi ro có thể xảy ra hoặc tự biến mất do điều kiện khách quan. Bên cạnh đó, có những rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra nên doanh nghiệp cần đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng rủi ro cũng như trang bị kế hoạch dự phòng. Doanh nghiệp cần giữ được thế chủ động trong quản trị rủi ro.
Kiểm soát rủi ro để tránh những thiệt hại
Một trong những lý do chúng ta cần kế hoạch ứng phó rủi ro là để tiết kiệm chi phí, hạn chế lãng phí tiền bạc. Do đó, trang bị kế hoạch sẽ giúp chúng ta sử dụng ngân quỹ đúng cách và cũng là cơ sở để doanh nghiệp trích lập kế hoạch dự phòng phù hợp.
Xác định và đánh giá mức độ rủi ro còn mở ra nhiều cơ hội đầu tư phát triển cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ chọn được con đường, hướng đi phù hợp, ít rủi ro để đầu tư. Bên cạnh đó, chủ động ngân sách, nguồn lực là một yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp sau này. Thay vì lo lắng trước tương lai, bạn sẽ trở nên tự tin hơn và biết nắm lấy những cơ hội.
>>> Xem thêm : Top 9 vấn đề thường gặp trong quản trị rủi ro Doanh nghiệp
Quản trị rủi ro không phải là việc đơn giản do đó chúng ta cần không ngừng cập nhật kiến thức, tin tức thị trường để không bị tụt lại. Mong rằng với những chia sẻ bổ ích về quản trị rủi ro kinh doanh trong bài viết này, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định mang lại hiệu quả cao cho công ty của mình.
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một…
Trong lĩnh vực marketing, khái niệm "target audience" (đối tượng khách hàng mục tiêu) là…
Trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị, việc hiểu được hành vi của khách…
Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng là một…
Nộp thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mọi doanh nghiệp. Việc…