Hoạt động Marketing

Hoạt động Marketing

 

Hình thức xuất khẩu là hình thức thâm nhập chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, được chia làm hai loại: doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu và doanh nghiệp thu mua xuất khẩu hoặc nhận xuất khẩu uỷ thác.

Trong hai loại này thì các doanh nghiệp lại thường quan tâm tới việc hoạch định chiến lược marketing quốc tế đối với việc sản xuất xuất khẩu hơn. Nguyên do là khi sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thường phải quan tâm nhiều hơn đến đầu ra của sản phẩm, tới chiến lược tiêu thụ sản phẩm một phần có trong marketing quốc tế. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa có chiến lược marketing tổng thể mà chỉ chủ yếu chỉ dừng ở công tác khảo sát, nghiên cứu, lựa chọn và đánh giá khái quát nhu cầu của thị trường xuất khẩu, tiến hành xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ quốc tế hoặc qua website của doanh nghiệp, nhằm tìm kiếm những đối tác nhập khẩu nước ngoài.

Chính sách sản phẩm: Để có thể mở rộng và đứng vững trên thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần có chính sách sản phẩm hợp lý trong đó phát huy và khai thác được nhiều lợi thế sẵn có của mình nhất. Về phía các nhà sản xuất xuất khẩu, nhiều công ty dệt may đã chú ý tới hoạt động xây dựng chiến lược sản phẩm cho công ty mình dựa vào nhu cầu thị trường nước ngoài như công ty dệt may Hà Nội, công ty may 10…

Chiến lược định giá: Khi quyết định hình thức định giá, các doanh nghiệp thường căn cứ vào nhiều yếu tố: chiến lược dài hạn của doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh, thị hiếu của thị trường… Nếu làm tốt chính sách giá thì nó sẽ đem lại cho doanh nghiệp những kết quả cụ thể đó là tỷ phần thị trường, uy tín, doanh số bán…

Chính sách phân phối sản phẩm: Do hoạt động nghiên cứu thị trường chưa toàn diện, thiếu độ chính xác, chính sách phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa được hiệu quả.

Các doanh nghiệp tiếp cận thị trường EU chủ yếu qua hình thức xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác hay qua môi giới chứ chưa gắn liền với các hình thức hợp tác kinh tế khác nên hàng dệt may Việt Nam chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU. Gia công xuất khẩu làm hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường EU.

Chính sách xúc tiến thương mại: Một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các công ty kinh doanh là xúc tiến thương mại. Nếu làm tốt, công việc xúc tiến thương mại sẽ đảm bảo khả năng kinh doanh của công ty thành công hơn, bởi lẽ hoạt động này nhằm tìm kiếm thúc đẩy những cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại cho khách hàng là đưa sản phẩm đến với khách hàng, là tìm cách làm cho sản phẩm của mình được quan tâm, chú ý hơn, hấp dẫn hơn ngay khi khách hàng nhìn thấy nó.

 

Likes:
0 0
Views:
739
Article Categories:
Marketing

Comments are closed.