Categories: Kinh tế

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY TNHH SX TM DV THÁI HÒA

I . MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

1 . Định hướng chiến lược đối với hoạt động xuất khẩu

Mặc dù chiến lược phát triển đa ngành nhưng mặt hàng cà phê vẫn là chủ lực đối với công ty.Trong điều kiện nguồn lực có hạn hiện nay thời gian đầu công ty tập trung xuất khẩu cà phê nhân cho các hãng nhập khẩu. Khi chất lượng được đảm bảo , uy tín được nâng cao tiến hành xuất khẩu trực tiếp với các hãng chế biến. Khi đã có vị thế nhất định trên thị trường với thị phần cao nên đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cà phê đã qua tinh chế, các sản phẩm được pha trộn từ cà phê tới người tiêu dùng cuối cùng.

Công ty sẽ không ngừng đâu tư mở rộng sản xuất và đâu tư thêm công nghệ để tăng sản lượng sản xuất trong những năm sắp tới

Bảng 7 : Khả năng sản xuất của công ty trong thời gian tới

Chỉ tiêu

2007

2010

Số lượng nhà máy chế biến

07

10

Chế biến ướt

200.000

350.000tấn/ năm

Chế biến khô

100.000

300.000tấn/năm

Cà phê tiêu dùng

1.000

5.000 tấn /năm

(nguồn: Định hướng phát triển của công ty Thái Hòa )

II . CÁC GIẢI PHÁP

1. Nhóm giải pháp liên quan đa dạng hóa sản phẩm

1.0Công ty cần có kế hoạch thu mua và dự trữ hợp lý để thiết lập mối quan hệ với các nhà chế biến cà phê. Đảm bảo được hai yếu tố này công ty hoàn toàn có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ với các hãng chế biến. Điều đó giúp cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận giảm sự phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu nước ngòai. Về lâu dài khi uy tín và năng lực kinh doanh tăng lên công ty hoàn toàn có thể tiến hành liên doanh với nước ngoài trong khâu chế biến cà phê để xuất khẩu.

Đối với sản phẩm cà phê nhân trong thời gian tới cần đảm bảo tốt chất lượng để đảm bảo giá xuất khẩu cao.

Đối với sản phẩm cà phê tiêu dung: cà phê hòa tan, và cà phê 3 in 1 của công ty cần có chiến lược định vị cho sản phẩm rõ ràng từ đó xác định thị trường tiêu thụ

Đưa ra một số sản phẩm mới như cà phê nước với sự kết hợp của nhiều hương vị khác nhau thích hợp cho những nhóm đối tượng khác nhau.

2. Các giải pháp liên quan đến nghiên cứu thông tin , mở rộng thị trường xuất khẩu

Đối với công ty do nguồn lực tài chính còn hạn chế nên sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn( nghiên cứu tài liệu ) để nghiên cứu thị trường. Phương pháp này ít tốn kém phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Mặc dù độ tin cậy của phương pháp này không cao bằng hình thức nghiên cứu tại hiện trường nhưng điều quan trọng là phải xác định tìm kiếm nguồn thông tin thứ cấp thích hợp và xác định rõ các nguồn thông tin cần thiết, có sự tổng hợp sàng lọc.Các thông tin cần thiết như tổng mức cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới , mức tiêu thụ cầu từng thị trường , mức tiêu thụ bình quân đầu người trên các thị trường …và quan trọng hơn là các thông tin về giá cả trên các thị trường

Các nguồn cung cấp thông tin như :

Nguồn thông tin đại diện hệ thống thương mại Việt Nam tại các nước. Các cơ quan này được chính phủ giao trách nhiệm tìm kiếm thông tin và cung cấp thông tin kịp thời về cho các doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin vô cùng hữu ích, đảm bảo tính trung thực của người cung cấp thông tin.

Nguồn thông tin từ các tổ chức cà phê : hiệp hội cà phê cà cao Việt Nam, tổ chức cà phê thế giới, hiệp hội các nước xuất khẩu cà phê

Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt các thông tin về thị trường giá cả để có những quyết định kịp thời.

Để có được nguồn thông tin về thị trường cà phê thế giới doanh nghiệp có thể truy cập trang thông tin điện tử của BộNN&PTNT(www.agroviet.gov.vn) chuyên trang cà phê của trung tâm cung cấp những thông tin về giá cả cà phê giao trong ngày trên thị trường thế giới và những thị trường lớn như Brazil, Costa Rica, Ấn Độ… đồng thời đưa ra những nhận định , thống kê về sản lượng nhu cầu cà phê tiêu thụ cà phê của từng nước, từng khu vực, tổng quan về thị trường cà phê trong nước và thế giới, thông tin về tìm kiếm cơ hội kinh doanh…

Bên cạnh các website trong nước doanh nghiệp cũng có thể trực tiếp tham khảo thông tin thị trường tại các website của một số tổ chức cà phê thế giới để đánh giá, nhận định thị trường, đồng thời tìm kiếm cơ hội kinh doanh trực tiếp

http://www.scaa.org cung cấp những thông tin tin cậy về xu hướng nhu cầu tiêu thụ cà phê và những thông tin thống kê chuyên ngành cà phê của Mỹ

http://www.ncausa.org cung cấp một số báo cáo hàng quý về công nghiệp cà phê của Mỹ, biểu đồ về tiêu thụ , giá bán lẻ, thị trường nhu cầu xuất nhập khẩu…

http://www.ico.org trang web của hiệp hội cà phê thế giới: cung cấp dữ liệu xuất

khẩu nhập khẩu, giá cả chỉ tiêu, giá bán lẻ cà phê trên thị trường, cung cấp các số liệu thống kê về xuất nhập khẩu cà phê của các thị trường. www.coffeerearch.org/market cung cấp những thông tin tổng quan đầy đủ nhất về thị trường cà phê thế giới, giá giao dịch, thống kê nhu cầu biến động giá, tình hình xuất nhập khẩu, mối liên hệ thị trường ( với một số website về cà phê của Mỹ và quốc tế.

www.incostarica.net: thị trường Costa Rica

http://www.indiacoffee.org: thị trường Ấn Độ

http://www.jamaicancoffee.gov.jm/links.html: thị trường Jamaica

www. tradesignals.com/nybot/quteboard : thông tin thương mại

– Các nguồn thông tin từ đại sứ quán , các cơ quan đại diện của nước nhập khẩu tại Việt Nam.

– Thu thập thông tin qua việc cử cán bộ ra nước ngoài tìm hiểu điều tra thị trường hay qua các mối quan hệ với các đối tác bên ngoài.

Thực tế hiện nay việc lựa chọn, mở rộng thị trường của công ty còn mang tính thụ động , phản ứng lại với thị trường. Công ty chủ yếu dừng ở việc đáp ứng lại các đơn đặt hàng từ phía khách hàng nước ngoài chưa chủ động trong việc tìm kiếm, lựa chọn thị trường vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải chủ động hơn trong vấn đề tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu.

3. Các giải pháp liên quan đến nâng cao trình độ, nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cũng như có chương trình bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên xuất nhập khẩu về những nghiệp vụ thị trường hiện nay vì hoạt động này chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro.

Một thực tế nữa là lây nay chúng ta giao hàng cà phê XK có thói quen dùng phương thức FOB trong ký kết hợp đồng XK khi vận chuyển hàng hóa cà phê bằng container. Phương thức này nhà XK phải thanh toán bằng vận đơn đã xếp hàng, trong khi container lại được giao ở trên bờ (CY, CFS), vì vậy nhà XK chỉ được vận chuyển cấp vận đơn chưa xếp hàng, do đó nhà XK không thanh toán được tiền hàng. Điều kiện FOB hiện không còn phù hợp với vận tải container, chỉ còn phù hợp với việc buôn bán hàng rời. Vì vậy, Cần Sử Dụng Điều Kiện FCA (free carrier) thay thế cho điều kiện FOB khi xuất khẩu sẽ đảm bảo lợi ích cho công ty hơn. Đối với hợp đồng mua bán FCA, nhà XK có thể giao hàng cho nhà nhập khẩu ở trên bờ, khi đó người bán cũng giao container cho người chuyên chở trên bờ và khi giao container cho người chuyên chở tại các bãi để container hoặc các trạm giao hàng lẻ, nhà XK đồng thời giao hàng cho người nhập khẩu, nên nhà XK có thể thanh toán bằng vận đơn nhận để xếp. Vì vậy, khi hoàn thành việc giao container cho người chuyên chở tại CY, CFS, nhà XK có thể thanh toán được tiền hàng ở ngân hàng mà không cần chờ đến khi container được xếp lên tàu,không bị ứ đọng vốn.

4. Quản lý tốt những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), giá cà phê trong nước những ngày đầu tháng 3 đã leo lên mức 40.000 đồng/kg – cao nhất trong lịch sử cà phê Việt Nam. Giá xuất khẩu cà phê Robusta loại R2 (FOB) ở mức 2.500 – 2.550 USD/tấn, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.Với giá xuất khẩu cao như hiện nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 có thể đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VICOFA, khó khăn lớn nhất đối với các DN xuất khẩu là chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và tiền đồng Việt Nam đang khiến các DN càng xuất khẩu nhiều, càng bị thiệt. ( theo báo vietnamnet). Như vậy có thể thấy trong tình hình hiện nay những nguy cơ về rủi ro cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đã không chỉ nằm trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu như vấn đề biến động về giá, về thanh toán , rủi ro xuất phát từ phía đối tác…mà vấn đề biến động về tỷ giá cũng khiến các doanh nghiệp khó khăn điêu đứng; và còn hàng loạt rủi ro khác doanh nghiệp cần nhận diện và đối phó như rủi rovề pháp lý Vì vậy trong kinh doanh xuất nhập khẩu phải hết sức quan tâm đến vấn đề phòng tránh rủi ro.

– Rủi ro về tỷ giá: là khả năng xảy ra những biến động không lường trước được của tỷ giá hối đoái dẫn đến những bất lợi không lường trước được đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay, thị trường tài chính đang có những biến động lớn do tình hình kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng nên việc phòng ngừa hạn chế rủi ro tỷ gía là rất cần thiết.

Rủi ro về tỷ giá hối đoái được xếp vào nhóm các rủi ro thị trường , tức những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp chỉ có thể đưa ra biện pháp để giảm thiểu mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra chứ không thể ngăn cho nó không cho nó xảy ra.

Để quản trị rủi ro tỷ giá có thể sử dụng biện pháp sau:

Thứ nhất là tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá cần có những hiểu biết cơ bản về tỷ gía hối đoái cộng thêm việc theo dõi sát sao diễn biến trên thị trường.

Thứ hai là sử dụng các hợp đồng mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Trong đó, quan trọng là sử dụng các hợp đồng ngoại tệ phái sinh: các hợp đồng điển hình và là công cụ hữu hiệu trong quản trị rủi ro tỷ gía như hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng trong đó các bên tham gia thống nhất với nhau mức giá mua bán nhưng việc thực hiện hợp đông sẽ không diễn ra ngay sau khi kí kết mà vào một ngày nhất định trong tương lai.

Ví dụ : một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng mua 100.000 USD thanh toán bằng VND theo tỷ giá USD/VND=16.000 được kí kết vào ngày 1/1, có nghĩa là bên bán cam kết vào ngay 1/4 sẽ giao cho bên mua số tiền 100.000 USD, đổi lại bên mua cam kết sẽ thanh toán cho bên bán theo tỷ giá USD/VND= 16.000 bất chấp tỷ giá thực tế vào lúc đó cao hơn hay thấp hơn

Như vậy, hợp đồng kỳ hạn giống như một hợp đồng mua bán ngoại tệ thông thường nhưng thời điểm thực hiện hợp đồng là một ngày xác định trong tương lai. Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn là các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận mua bán ngoại tệ trong tương lai theo một mức giá đã xác định từ trước. Chính đặc điểm này khiến cho hợp đồng kỳ hạn trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hữu hiệu cho doanh nghiệp. Lợi ích ở đây là nhà kinh doanh biết được chi phí cần phải bỏ ra để chủ động kế hoạch kinh doanh.

Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng trong đó bên mua trả cho bên bán một khoản tiền nhất định để được quyền mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai theo tỷ giá thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng quyền chọn.

Có hai loại hợp đồng quyền chọn là quyền chọn bán và quyền chọn mua

Trong hợp đồng quyền chọn bán, bên mua quyền chọn được quyền bán cho bên bán quyền chọn một số lượng ngoại tệ nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai theo một tỷ giá đã thỏa thuận lúc kí hợp đồng. Ngược lại trong quyền chọn mua, bên mua quyền được quyền mua ngoại tệ từ bên bán quyền chọn theo tỷ giá đã thỏa thuận trước vào một ngày trong tương lai. Với đặc điểm như vậy, hợp đồng quyền chọn không chỉ giúp cho việc ngăn ngừa rủi ro tỷ giá vì bên mua quyền chọn được bên bán cam kết sẽ bán hoặc mua theo một tỷ giá cố định mà còn giúp cho bên mua quyền chọn không bỏ lỡ cơ hội kiếm lời nếu tỷ giá biến động khác với dự kiến.

5. Ứng dụng thương mại điện tử phục vụ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của công ty

Thương mại điện tử đã ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế. Trong thời gian tới công ty nên có những ứng dụng phù hợp với khả năng tài chính và tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của mình

Trước tiên phải đảm bảo hoạt động của Website giới thiệu về công ty về sản phẩm để các đối tác nước ngoài có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin khi họ có nhu cầu giao dịch, cũng như kịp thời phản hồi những ý kiến từ phía khách hàng. Đặt đường liên kết đến với Website của các tổ chức về xuất khẩu cà phê khác như của hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam, các website có chuyên trang giới thiệu về cà phê như Agroviet.gov.vn….

6. Nâng cao tỷ trọng xuất khẩu qua các sàn giao dịch

Xuất khẩu qua sàn giao dịch đã trở nên hình thức giao dịch chính trên thế giới nhưng ở Việt Nam nó còn khá mới mẻ. Vì vậy còn rất nhiều vấn đề cần phải làm để tham gia tốt vào thị trường giao dịch này để khai thác hết những lợi ích của hình thức giao dịch này mang lại.

Vấn đề đầu tiên là phải đào tạo nâng cao kiến thức doanh nghiệp về các nghiệp vụ của các thị trường này. Trong thời gian qua doanh nghiệp đã tham gía vào sàn giao dịch hàng hóa ở NewYork nhưng nhìn chung mới chỉ ứng dụng ở mức độ dựa trên thông tin về giá cả ở các thị trường đó làm căn cứ xác định giá hợp đồng xuất khẩu, và tìm kiếm khách hàng. Thế nhưng những công cụ rủi ro của sàn giao dịch cung cấp cho doanh nghiệp vẫn chưa được doanh nghiệp sử dụng. Vì vậy trong thời gian tới doanh nghiệp cần làm quen với một số nghiệp vụ bảo hiểm cho hợp đồng giao dịch cho mình như sử dụng hợp đồng kỳ hạn hoặc nghiệp vụ tự bảo hiểm ( hedging)

Giao dịch kỳ hạn( Forward transaction) là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều được thực hiện sau một kỳ hạn nhất định, nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc bảo hiểm rủi ro do chênh lệch giá giữa lúc kí hợp đồng với lúc giao hàng. Nghiệp vụ này cũng giống như thực hiện hợp đồng kỳ hạn đối với ngoại tệ như đã trình bày ở trên

Nghiệp vụ tự bảo hiểm( hedging) là một biện pháp kỹ thuật thường được các nhà kinh doanh sử dụng nhằm tránh những rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính bằng cách lợi dụng giao dịch khống trong sở giao dịch.

Sử dụng hedging như thế nào?

Một doanh nghiệp ký hợp đồng bán 100 tấn cà phê robusta (20 lot) với mức giá 1200 USD/tấn giao trong tháng 10/2006. Sợ giá sẽ biến động theo chiều hướng tăng, doanh nghiệp quyết định đặt mua qua thị trường LIFFE 20 lot với cùng mức giá 1200 USD/tấn tại thời điểm chốt giá bán cà phê thật. Đến thời điểm giao hàng, giá tăng lên 1250 USD/tấn, thì hàng thật của doanh nghiệp bị lỗ 50 USD mỗi tấn. Thế nhưng trên thị trường kỳ hạn, doanh nghiệp lời tương tự là 50 USD/tấn. Như vậy dù giá lên, doanh nghiệp vẫn không bị lỗ hàng, vẫn đảm bảo doanh thu từ hợp đồng xuất khẩu do lãi của hợp đồng này bù cho lỗ của hợp đồng kia.

7. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức hiệp hội ngành nghề

Hiệp hội ngành hàng sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp thành viên. Với ngành cà phê, Hiệp hội cà phê và cà cao Việt Nam sẽ có nhiệm vụ xây dựng ngành cà phê bền vững và giúp đỡ doanh nghiệp vì vậy cần tranh thủ sự giúp đỡ của tổ chức này như tranh thủ sự giúp đỡ về đào tạo nhân lực tập huấn những nghiệp vụ thị trường mới như tham gia sàn giao dịch cà phê hiện nay.

II. KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ HIỆP HỘI

1. Đối với các cơ quan nhà nước

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần ưu tiên đầu tư đúng mức cho giống cà phê trong chương trình quốc gia . có kế hoạch cụ thể về việc tuyển chọn , khảo sát thí nghiệm và chuyển giao rộng rãi những giống cà phê có chất lượng tốt, có năng suất cao và phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng cho người trồng cà phê để từng bước cải tạo vườn cây đồng thời hướng dẫn những hộ đơn vị trồng cà phê thực hiện nghiêm túc chất lượng cây trồng, các quy trình kỹ thuật canh tác, nhất là nguồn nước cho vườn cây.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với các địa phương khảo sát quy hoạch quy mô, công nghệ chế biến cho phù hợp với từng vùng từng đơn vị sản xuất cà phê. Nên đầu tư công nghệ chế biến ướt với hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng cà phê nhân. Đồng thời cũng phải xây dựng một số nhà máy lớn ở một số vùng trọng điểm để đảm bảo chế biến cà phê kịp thời và đạt chất lượng cao khi vào chính vụ thu hoạch.

Song song với các vấn đề trên, vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm phải được thực hiện nghiêm túc. Các bộ, ngành, đơn vị chức năng cần xây dựng lại tiêu chuẩn chất lượng cho phù hợp với tiều chuân của thế giới , trước mắt là đưa bộ tiêu chuẩn 4193:2005 vào thực hiện.

Việc hình thành một thị trường giao dịch chuyên về cà phê (sở giao dịch hàng hóa) ở Việt Nam là cần thiết để giúp các doanh nghiệp trong nước làm quen với việc mua bán trên thị trường này. Đồng thời trong tương lai sở giao dịch cà phê của Việt Nam cũng sẽ phải nối mạng với sở giao dịch cà phê của các nước để cung cấp những thông tin, đặc biệt là thông tin về giá cả hàng hóa cho các doanh nghiệp và cả các nhà sản xuất trong nước.

Việc thành lập một sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam mà đầu tiên là về sản phẩm cà phê là cần thiết để bước đầu tạo cơ sở vật chất cần thiết cho các thương nhân làm quen với cách thức mua bán hàng hóa mới trong nền kinh tế thị trường.

Theo thông lệ quốc tế, hàng hóa giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa phải đảm bảo 2 điều kiện: tiêu chuẩn hóa về chất lượng và độ lớn giá trị được giao dịch. Vì vậy với sự thành lập của sở giao dịch cà phê hai yếu tố này sẽ được cải thiện đặc biệt là vấn đề chất lượng đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay.

Việt Nam đã có một số những tiền đề vật chất và pháp lý Luật Thương mại đã cho phép mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn nhưng nhìn chung, sàn giao dịch nông sản giao sau còn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện và thiếu cả sự quan tâm đúng mức của các địa phương, bộ, ngành. Do vậy để khai thác có hiệu quả sàn giao dịch cà phê trước mắt và các loại nông sản khác trong tương lai, Nhà nước cần sớm hòan thiện chính sách quản l‎y đối với họat động này. Bên cạnh những quy định khung của Luật Thương mại, Chính phủ cần sớm soạn thảo và ban hành các quy định cụ thể liên quan đến điều kiện thành lập và quy chế hoạt động của sở giao dịch hàng hóa; quy chế cụ thể cho hoạt động của người môi giới tại sở giao dịch hàng hóa, quy phạm hóa các tiêu chuẩn của hàng hóa và việc quản lý chất lượng của hàng hóa lưu thông trên thị trường này. Ngoài ra để sở giao dịch hàng hóa hoạt động tốt, cần nhanh chóng đào tạo đội ngũ các nhà môi giới cũng như các nhân viên giao dịch ở sở giao dịch hàng hóa để những người này có thể hỗ trợ người mua, người bán trong điều kiện sở giao dịch hàng hóa mới được hình thành và đa số những người tham gia mua và bán trên thị trường đặc thù này còn chưa thực sự am hiểu về nó.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu cà phê tiếp cận sàn giao dịch, như mở những lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về thị trường, hỗ trợ cho vay vốn để nộp tiền k‎ý quĩ; tạo điều kiện cho họ sử dụng sàn giao dịch cà phê như một công cụ bảo hiểm giá, phòng ngừa rủi ro khi giá có biến động.

Đối với ngành cà phê Việt Nam:

– Ngành cà phê VN cần có chiến lược hành động chung để giải quyết một loạt những điểm yếu đang tồn tại. Đó là quan tâm nâng cao chất lượng cà phê và đầu tư vào khu vực sản xuất, chế biến cà phê giá trị gia tăng như việc sáng tạo ra các loại cà phê hỗn hợp với cà phê arabica, có giá thành hạ và theo yêu cầu của khách hàng. Nếu chỉ sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm thô, không có nhiều giá trị gia tăng thì sẽ không có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

– Tiến tới nhà nước nên có chương trình hỗ trợ để thành lập một quỹ dự trữ cà phê. Nhìn từ Brazil, một trong những nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới nhưng hằng năm họ đều có kế hoạch mua cà phê dự trữ để bán ra khi giá cao thì việc có một quỹ dự trữ cà phê đối với VN lúc này là rất cần thiết.

Một giải pháp quan trọng khác để thúc đẩy phát triển ngành, nâng cao chất lượng của sản phẩm cà phê xuất khẩu là đổi mới tổ chức sản xuất trồng cà phê thành lập các hợp tác xã kiểu mới hoàn toàn tự nguyện. Chỉ có đổi mới tổ chức sản xuất, người dân mới có điều kiện tiếp thu đồng đều kỹ thuật mới, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, làm ra sản phẩm có chất lượng cao.

Lâu nay, chúng ta từng nghe nhiều về các thương hiệu cà phê nổi tiếng như Vinacafé, Cà phê Trung Nguyên,… Nhiều người cho rằng với những thương hiệu này thì người nước ngoài sẽ biết nhiều về cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, lượng cà phê đã qua chế biến chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Trong thời gian qua, sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu của mình ra trường quốc tế là rất đáng khích lệ. Nhưng chỉ làm ở cấp độ các doanh nghiệp như lâu nay khó mà quảng bá được sản phẩm cà phê nổi tiếng của Việt Nam ra thế giới. Vì vậy, để quảng bá cho sản phẩm cà phê Việt Nam thì bên cạnh việc hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tích cực quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm cà phê của mình; Nhà nước cũng cần phải có một chiến lược mang tầm quốc gia để xây dựng một thương hiệu cũng mang tầm cỡ quốc gia là “Cà phê Việt Nam”.

Ngoài ra, bên cạnh mục tiêu hướng vào xuất khẩu cũng cần chú trọng hơn nữa đến thị trường trong nước vì nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Việt sẽ tăng lên mạnh mẽ cùng với sự phát triển về kinh tế. Nhiều kết quả điều tra cho rằng, tiêu thụ cà phê nội địa của VN chỉ khoảng 10% sản lượng, trong khi bình quân các nước thành viên ICO lại đạt đến 25,16%. Mỗi năm bình quân một người VN uống 0,5 kg cà phê, trong khi người Bắc Âu là 10 kg, người Tây Âu 5-6 kg.

2. Đối với hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam

Vai trò của các hiệp hội là rất quan trọng và rất hữu hiệu trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập. Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam phải là một loại hình liên kết hợp tác mang tính cộng đồng hỗ trợ phát triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp đồng thời là cầu nối giữa các cơ quan chính quyền với doanh nghiệp. Hiệp hội với những lợi thế trong tổ chức liên kết hợp tác và sự kết nối các hoạt động sẽ giảm được chi phí , tiết kiệm nguồn lực , tạo năng lực nội sinh mới trên nhiều phượng diện : về không gian thời gian, khoảng cách chi phí tốc độ và tính ổn định của các giao dịch trên thị trường…Qua đó, quy mô và không gian kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được mở rộng và có nhiều cơ hội tiếp cận với những nguồn lực và thị trường.

Hiệp hội cà phê cà cao với những vai trò đó trong thời gian tới cần tạo điều kiện hơn nữa giúp đỡ các doanh nghiệp trên một số phương diện sau:

– Về hoạt động thu mua nguyên liệu có thể họp hội viên thống nhất khung giá, giúp các hội viên tiếp cận nguồn vốn vay để đổi mới công nghệ trong giai đoạn hiện nay

– Giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp cận với những thị trường giao dịch cà phê lớn trên thế giới. Trong đó, những vấn đề hàng đầu là mở những lớp tập huấn đào tạo cho các doanh nghiệp có thể nắm được quy chế hoạt động của các sàn giao dịch này từ đó có thể tham gia thành công vào các sàn này.

– Hiệp hội cũng nên đóng vai trò như tổ chức trợ giúp pháp lý đối với doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra như tư vấn về các thủ tục giải quyết tranh chấp, hỗ trợ các thủ tục, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

– Có những kiến nghị kịp thời lên cơ quan nhà nước để giải quyết những khó khăn khúc mắc cho các doanh nghiệp. Hiệp hội cần đứng ra là vai trò trung gian giúp doanh nghiệp xây dựng các đề án xuất khẩu đối với từng thị trường để có chính sách hỗ trợ phù hợp.- Tích cực và chủ động phối kết hợp với Bộ NN&PTNT hoàn thành đề án “nâng cao chất lượng cà phê Việt nam” trình Thủ tướng chính phủ thông qua trong năm 2008. trong đó chú ý giải pháp tài chính để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác chế biến sau thu hoạch, cũng như giải pháp nâng cao sức tiêu dùng nội địa.

admin

Recent Posts

Tác động của tin đồn và thông tin sai lệch trong khủng hoảng mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một…

9 months ago

Target audience là gì và tại sao quan trọng trong marketing?

Trong lĩnh vực marketing, khái niệm "target audience" (đối tượng khách hàng mục tiêu) là…

9 months ago

Phương pháp nghiên cứu hành vi khách hàng: Động lực và ảnh hưởng

Trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị, việc hiểu được hành vi của khách…

9 months ago

Insight khách hàng – Cách thu thập thông tin và sử dụng hiệu quả

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…

9 months ago

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng – yếu tố văn hóa

Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng là một…

10 months ago

Cách nộp thuế doanh nghiệp đơn giản, hiệu quả và những điều cần chuẩn bị

Nộp thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mọi doanh nghiệp. Việc…

10 months ago