Hiện nay, hàng may mặc Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nội địa bởi hàng may mặc Trung Quốc. Hàng may mặc Trung Quốc tràn vào chiếm lĩnh thị trường Việt Nam bằng nhiều con đường, dưới các hình thức khác nhau thông qua cả trao đổi tiểu ngạch và buôn bán bất hợp pháp. Tình hình buôn lậu hàng dệt may Trung Quốc đang làm đau đầu các nhà quản lý thị trường Việt Nam. Hàng Trung Quốc với lợi thế là giá rẻ, đa dạng về kiểu dáng. Do có lợi thế về nguồn nhân lực và nguồn cung cấp nguyên phụ liệu trong nước dồi dào giúp cho hoạt động sản xuất hàng dệt may luôn ở thế chủ động. Theo ước tính của Viện nghiên cứu Nomura, hàng Trung Quốc chiếm tới 60% thị trường nội địa của Việt Nam.
Trung Quốc có mọi điều kiện thuận lợi để tăng thị phần dệt may nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào; có truyền thống trong sản xuất hàng dệt may trên cơ sở thị trường trong nước lớn; nhân công nhiều và có tay nghề cao; có thể chủ động về máy móc, thiết bị, phụ tùng và được đổi mới, thay thế đều đặn; hạ tầng cơ sở khá tốt với chi phí nhân công rẻ nhất thế giới, mức lương công nhân dệt may thấp hơn Nhật Bản 57 lần và thấp hơn Thái Lan 3 lần (trong năm 2004). Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một…
Trong lĩnh vực marketing, khái niệm "target audience" (đối tượng khách hàng mục tiêu) là…
Trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị, việc hiểu được hành vi của khách…
Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng là một…
Nộp thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mọi doanh nghiệp. Việc…