Đánh giá THXK dệt may VN vào Nhật

Đánh giá THXK dệt may VN vào Nhật

Đánh giá THXK dệt may VN vào Nhật

Nhìn chung so với hai thị trường Mỹ (chiếm 53%), EU (15%) thì giá trị hàng dệt may của nước ta xuất sang Nhật chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (12%) trong tổng kim ngạch xuất sản phẩm dệt may. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc xuất khẩu sang Mỹ ngày càng một khó khăn không chỉ ở vấn đề về giá thành, khả năng cạnh tranh mà còn hàng loạt các rào cản kỹ thuật, cũng như những yêu cầu khắt khe của thị trường này về môi trường, con người …; trong khi đó thị trường EU mặc dù đã bỏ hạn ngạch nhưng do khả năng cạnh tranh kém và những vấn đề yếu kém trong quản lý khiến cho chúng ta ngày càng mất dần thị phần.

Vì vậy bên cạnh việc cố gắng củng cố và xây dựng nhằm duy trì và nâng cao kim ngạch ở hai thị trường này; chúng ta cũng cần phải quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa đến các thị trường khác mà chúng ta có khả năng cạnh tranh, và Nhật là một trong những thị trường đó. Có thể thấy ở kim ngạch xuất của Việt Nam sang Nhật từ 1999 – 2004 khá ổn định và có xu hướng ngày một tăng.

Nếu so sánh với đối thủ đáng gờm Trung Quốc; Italia (8%), Hàn Quốc (6%) và Thailand, dù đang mất dần thị trường, cũng còn chiếm được 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Nhật thì quả thật Việt Nam còn quá nhỏ bé; nhưng không vì thế mà chúng ta tự ti; thực tế cho thấy chúng ta có nhiều cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút một phần đơn hàng ở Trung Quốc của các nhà đầu tư Nhật. Để tăng cường xuất khẩu hàng dệt may, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn nữa đến sản xuất dệt kim bởi khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Nhật là hàng dệt kim.

Một vấn đề khác trong xuất khẩu dệt may vào Nhật là tỷ lệ gia công chiếm đến 80%; đa số các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu, rồi gia công và xuất bán thành phẩm hoặc thành phẩm. Vì vậy doanh thu từ ngành dệt may tuy lớn nhưng khả năng tạo ra lợi nhuận là không đáng kể vì không tận dụng được nguồn nguyên phụ liệu trong nước cũng như các dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, vận chuyển …).

Likes:
0 0
Views:
380
Article Categories:
Kinh tế

Comments are closed.