Categories: Marketing

Chức năng của Pr

Chức năng quản lý: vì PR bao gồm tư vấn chiến lược cho lãnh đạo của công ty, quan hệ nội bộ công ty, do vậy, trước tiên, PR thể hiện chức năng quản lý. Những hoạt động PR giúp: dự đoán, phân tích và làm sáng tỏ tình hình, các quan điểm trong cộng đồng có ảnh hưởng tới sự hoạt động và kế hoạch của doanh nghiệp; từ đó đưa ra kế hoạch hợp lý; trao đổi, hội ý tới mọi cấp bậc trong doanh nghiệp; đặt ra các mục tiêu, kế hoạch, ngân sách, tuyển mộ và đào tạo nhân tài cho doanh nghiệp.

Chức năng giao tiếp: Giao tiếp trong PR là hệ thống giao tiếp hai chiều, các chuyên gia PR thường là những người rất giỏi giao tiếp. Quá trình PR thường được quan niệm đồng hành với nhiệm vụ và mục đích giao tiếp. Các thông điệp của doanh nghiệp sẽ được truyền tải đến công chúng mục tiêu và những phản hồi của công chúng mục tiêu sẽ được doanh nghiệp tiếp nhận thông qua “kênh giao tiếp” là bộ phận PR. Điều này làm cho PR khác biệt so với quảng cáo, làm cho PR phổ biến hơn quảng cáo. Một số tổ chức có thể không dùng đến quảng cáo nhưng tất cả các tổ chức đều ít nhiều liên quan đến PR, bởi một tổ chức muốn tồn tại phải giao tiếp với công chúng của nó.

Chức năng ảnh hưởng cộng đồng: Đây là chức năng cơ bản của PR, điều đó đã bao gồm trong bản chất của PR (duy trì mối quan hệ với cộng đồng). Để thực hiện việc này, những nhân viên PR thực hiện nhiều hoạt động nhắm tới việc nâng cao uy tín doanh nghiệp, bằng cách: Tạo dựng mối quan hệ với cộng đồng: tạo hình ảnh tích cực về doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, tạo sự gần gũi, thân thiện giữa doanh nghiệp và công chúng…; Giải thích các ý kiến trong cộng đồng; Thực hành các trách nhiệm trong xã hội: Chuyên gia PR cần giúp đỡ doanh nghiệp cân bằng giữa các trách nhiệm xã hội và các mục tiêu lợi nhuận.

Chức năng dự báo, phòng ngừa rủi ro và đối phó khủng hoảng: Hoạt động PR giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình thị trường, dự báo những biến cố rủi ro có thể xảy ra: tình hình thời tiết, chính trị, hành động của đối thủ cạnh tranh, sự khan hiếm về nguồn hàng dẫn đến quan hệ căng thẳng với nhà cung cấp… Hoạt động nghiên cứu và phân tích tình hình giúp cho doanh nghiệp trở thành công cụ dự báo rủi ro hữu hiệu, đồng thời, khi thực hiện chức năng giao tiếp và ảnh hưởng cộng đồng, PR trở thành công cụ hữu hiệu để đối phó với những rủi ro, khắc phục những khủng hoảng xảy đến với doanh nghiệp.

admin

Recent Posts

Tác động của tin đồn và thông tin sai lệch trong khủng hoảng mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một…

3 weeks ago

Target audience là gì và tại sao quan trọng trong marketing?

Trong lĩnh vực marketing, khái niệm "target audience" (đối tượng khách hàng mục tiêu) là…

1 month ago

Phương pháp nghiên cứu hành vi khách hàng: Động lực và ảnh hưởng

Trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị, việc hiểu được hành vi của khách…

1 month ago

Insight khách hàng – Cách thu thập thông tin và sử dụng hiệu quả

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…

1 month ago

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng – yếu tố văn hóa

Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng là một…

2 months ago

Cách nộp thuế doanh nghiệp đơn giản, hiệu quả và những điều cần chuẩn bị

Nộp thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mọi doanh nghiệp. Việc…

2 months ago