Các kiến nghị đối công ty: Quan tâm công tác đào tạo và tuyển dụng nhân sự chọn lựa lao động có năng lực phù hợp với nhu cầu công việc. Thúc đẩy công tác nghiên cứu tìm hiểu thị trường nội địa. Đầu tư khâu thiết kế tạo mẫu cho sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất tạo nên giá trị gia tăng của sản phẩm. Đầu tư máy móc thiết bị dệt may tiên tiến.
Các kiến nghị đối Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS): Hiệp Hội Dệt May Việt Nam tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại. Hoạch định các chính sách kinh tế hổ trợ phát triển ngành may mặc. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm.
Các kiến nghị đối với chính phủ: Thực hiện giảm 50% tiền thuê đất và miễn thuế đất 5 năm trong trường hợp dự án được giao đất và phải trả tiền sử dụng đất. Nhà nước hỗ trợ vốn ngân sách cho công tác nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ phục vụ cho quy hoạch ngành dệt may. Để khuyến khích phát triển nguyên liệu dệt may, Chính phủ nên trích một phần thuế nhập khẩu nguyên liệu dệt may để xây dựng quỹ đầu tư phát triển nguyên liệu cho ngành dệt may.
Hỗ trợ vốn ngân sách cho củng cố và nâng cao năng lực của viện Kinh tế. Kỷ thuật dệt may, trở thành trung tâm thiết kế sản phẩm, trung tâm kiểm tra chất lượng, thông tin và tư vấn chuyên ngành dệt may, ngang tầm quốc tế. Hỗ trợ vốn ngân sách cho xây dựng một Trường Quản Trị Kinh doanh Dệt may Thời trang và cho đổi mới nội dung và chương trình đào tạo công nhân lành nghề dệt may để cung ứng nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu phát triển ngành dệt may.
Thực hiện chính sách tăng cường khuyến khích đầu tư và kêu gọi đầu tư FDI vào các lĩnh vực kéo xơ sợi, dệt nhuộm, hoàn tất và sản xuất phụ liệu.